Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Quyết định tham gia cuộc đột kích trong đêm để giải cứu 70 con tin nằm trong tay các chiến binh khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) chỉ được đặc nhiệm Mỹ đưa ra tin tuc vào phút chót sau khi Lực lượng đặc biệt người Kurd lâm vào tình thế nguy hiểm.

Báo New York Times đưa tin, một đặc nhiệm Mỹ vừa thiệt mạng hôm 22.10 trong vụ đột kích vào nhà tù của tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS) tại thành phố Hawija, miền Bắc Iraq để giải cứu các con tin bị giam giữ tại đây.

Vụ đột kích thành công sau khi giải cứu được 70 con tin bị IS bắt làm con tin. Tuy nhiên, một đặc nhiệm Mỹ đã thiệt mạng. Đây là quân nhân Mỹ đầu tiên thiệt mạng khi đang làm nhiệm vụ tại Iraq kể từ khi Mỹ tuyên bố rút khỏi chiến trường này năm 2011.

 

Đặc nhiệm Mỹ đã tham gia cuộc đột kích vào một nhà tù của IS ở Iraq để giải cứu hàng chục con tin.

Theo tin moi nhat Foreign Policy, việc đặc nhiệm Mỹ tham gia vào cuộc đột kích nhắm vào nhà tù IS không phải là hành động đã được lên kế hoạch từ trước. Đặc nhiệm Mỹ chỉ đưa ra quyết định tham chiến vào phút chót sau khi Lực lượng đặc biệt người Kurd lâm vào tình thế nguy cấp trong cuộc giao chiến ác liệt với các chiến binh IS.

Cụ thể, cuộc giao chiến giữa Lực lượng đặc biệt người Kurd và các chiến binh IS đã diễn ra vô cùng ác liệt dẫn đến thương vong cho chiến binh người Kurd.

Chứng kiến đồng đội cũng là bạn bè mình gặp nguy hiểm, các đặc nhiệm Mỹ đã “quyết định tham chiến để hỗ trợ”, một quan chức quân đội Mỹ cho hay. Nhóm đặc nhiệm Mỹ bao gồm 30 người - được cho là thuộc lực lượng đặc nhiệm Delta của Lục quân Mỹ - trên thực tế đang đảm nhiệm nhiệm vụ hỗ trợ cho Các lực lượng người Kurd gần thị trấn Hawijah, phía nam tỉnh Kirkuk vào sáng thứ Năm (22.10).

 

Lực lượng vũ trang người Kurd chốt trên một đường cao tốc nối giữa thành phố Mosul và thành phố Irbil (Iraq).

Foreign Policy đã mô tả chi tiết về cuộc đột kích ngày 22.10 do Đặc nhiệm Mỹ và Lực lượng đặc biệt người Kurd phối hợp với nhau nhằm giải cứu con tin bị IS giam giữ.

Theo đó, cuộc đột kích bắt đầu sau nửa đêm sau khi tình báo Mỹ phát hiện thấy những hố chôn tập thể lớn đã được đào tại nhà tù của IS ở Hawija và có thể những tù nhân bị giam tại đây sẽ hành quyết vào sáng sớm ngày hôm sau.

Lực lượng đặc nhiệm người Kurd quyết định thực hiện chiến dịch giải cứu các con tin vì tin rằng trong số những tù nhân ở đây có cả các chiến binh người Kurd.

Đặc nhiệm Mỹ và các chiến binh người Kurd lên các trực thăng Night Stalker của trung đoàn đặc nhiệm không quân 160 của quân đội Mỹ, đổ bộ xuống gần khu vực bị nhắm mục tiêu.
>> Tin tuc có liên quan vu khi viet nam

Trực thăng hạ cánh, các đặc nhiệm Mỹ ẩn nấp tại các vị trí kín đáo phía sau một bức tường bao quanh nhà tù IS để quan sát cuộc tấn công của các chiến binh người Kurd.

Tuy nhiên, không lâu sau khi cuộc đọ súng giữa các chiến binh người Kurd và phiến quân IS nổ ra, kế hoạch ban đầu thay đổi, buộc đặc nhiệm Mỹ vào tham chiến, đánh dấu một trận đánh ác liệt trên bộ trực tiếp đầu tiên giữa quân đội Mỹ và nhóm phiến quân khủng bố.

Theo đó, các đặc nhiệm Mỹ ở bên ngoài quan sát thấy rõ, các chiến binh người Kurd bị hỏa lực mạnh của IS khống chế và lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một số người bị thương nặng. Do đó, 30 đặc nhiệm Mỹ có mặt tại đó đã nhanh chóng đưa ra quyết định tham chiến cứu đồng đội.

Trong trận đánh này, một đặc nhiệm Mỹ đã trúng đạn, bị thương nặng. Đồng đội đã nhanh chóng đưa anh lên trực thăng, đưa tới Irbil nhưng anh đã không qua khỏi do vết thương quá nặng.

Đặc nhiệm Mỹ đã thiệt mạng do “bị thương nặng trong cuộc giải cứu Lực lượng đặc biệt người Kurd ở Iraq sau khi họ lâm vào tình thế nguy cấp bởi hỏa lực mạnh của IS. Sau đó, anh đã qua đời dù được cấp cứu tích cực”, Fox News dẫn nguồn tin quân sự.

Ngoài ra, 4 chiến binh người Kurd cũng bị thương.

Sau cuộc đột kích, máy bay F-15 của Mỹ đã được điều đến và ném bom san phẳng nhà tù IS.Theo Foreign Policy đến nay, chưa có quan chức Mỹ nào chính thức lên tiếng giải thích cụ thể tình huống nào và vì sao cuộc đột kích lại được tiến hành bởi không có bất cứ mục tiêu “có giá trị cao” nào được cho là đang nằm trong tay IS tại đây.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook cho hay, quân đội Mỹ “chưa xác định được danh tính chính xác của những con tin có mặt ở đó” tại thời điểm cuộc đột kích diễn ra.

Trong số 70 con tin được giải cứu khỏi tay IS sau cuộc đột kích, có ít nhất 6 chiến binh IS bị tổ chức buộc tội phản bội và bị giam giữ, một quan chức Mỹ cho biết. Những người còn lại bao gồm 20 binh sĩ Iraq và những người địa phương ở Hawijah bị IS bắt làm con tin.

"Các tù nhân bị xích vào tường. Một cuộc tàn sát hàng loạt tàn bạo đã được ngăn chặn”, Fox News dẫn một nguồn tin quân sự cấp cao.
>> Xem thêm về ket qua bong da


Trong khi đó, các quan chức người Kurd cho biết, 20 chiến binh IS đã thiệt mạng trong vụ đột kích. Ngoài ra 6 chiến binh IS cũng bị bắt giữ. Chưa có thông báo về thương vong dân sự.

Còn tuyên bố của phiến quân IS nhấn mạnh, “chiến dịch thất bại của những kẻ viễn chinh” đã dẫn đến kết quả là một số chiến binh người Kurd và Mỹ” bị giết và bị thương”.

Theo Foreign Policy, cuộc đột kích hôm 22.10 đã làm làm dấy lên câu hỏi về vai trò của lực lượng Mỹ ở Iraq, khi Tổng thống Barack Obama từng tuyên bố quân đội Mỹ hiện diện ở nước nay chỉ để thực hiện nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ chứ không trực tiếp tham chiến.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook, dù cuột đột kích khiến một đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng trong khi giao tranh, các lực lượng Mỹ "vẫn không thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chủ động ở Iraq".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét